Tìm hiểu về việc hạn chế quảng cáo trên facebook

Nếu bị hạn chế quảng cáo, bạn sẽ nhận được thông báo trên Facebook. Nếu đã bật tính năng thông báo qua email, bạn cũng sẽ nhận được email. Để tìm hiểu thêm về việc bạn có thể làm tiếp theo, hãy đi đến Trang chủ hỗ trợ doanh nghiệp.

Bên cạnh việc xét duyệt quảng cáo, Meta (Facebook) còn giám sát và điều tra hành vi của nhà quảng cáo trên công nghệ của Meta. Trong một số trường hợp, Meta (Facebook) có thể áp dụng các hạn chế đối với nhà quảng cáo nhằm giới hạn khả năng quảng cáo của họ. Những hạn chế này dùng để bảo vệ mọi người khỏi trải nghiệm không tốt, đồng thời hỗ trợ quan hệ kết nối có ý nghĩa trên công nghệ của Meta.

Meta (Facebook) có thể áp dụng việc hạn chế quảng cáo khi nhà quảng cáo không tuân thủ Tiêu chuẩn quảng cáo của Meta hoặc các chính sách và điều khoản khác.

Lưu ý: Chất lượng tài khoản hiện là Trang chủ hỗ trợ doanh nghiệp.

Meta (Facebook) cũng có thể áp dụng hạn chế quảng cáo trong những tình huống sau:

Meta (Facebook) nghi ngờ hồ sơ doanh nghiệp hay tài sản doanh nghiệp của một nhà quảng cáo đã bị xâm phạm hoặc bị hack. Tìm hiểu thêm về cách bảo vệ tài khoản bị hack.
Nhà quảng cáo không đáp ứng yêu cầu xác thực 2 yếu tố để bảo mật tài khoản.
Nhà quảng cáo mới tham gia. Trong trường hợp này, Meta (Facebook) có thể giới hạn số tiền họ chi tiêu mỗi ngày hoặc các tính năng được phép sử dụng đến khi Meta (Facebook) chắc chắn họ luôn tuân thủ chính sách.
Các biện pháp hạn chế quảng cáo có thể bao gồm việc giới hạn số tiền mà nhà quảng cáo có thể chi tiêu mỗi ngày, mất quyền truy cập vào một số tính năng quảng cáo hoặc mất khả năng quảng cáo bằng công nghệ của Meta.

Hạn chế quảng cáo do vi phạm chính sách

Nếu Meta (Facebook) nhận thấy nhà quảng cáo không tuân thủ Tiêu chuẩn quảng cáo hoặc các chính sách và điều khoản khác, họ có thể bị hạn chế quảng cáo.

Meta (Facebook) có thể áp dụng các hạn chế đối với Tài khoản kinh doanh trên Meta, tài khoản quảng cáo, Trang hoặc tài khoản người dùng của nhà quảng cáo:

Hồ sơ doanh nghiệp: Cấu trúc tổ chức tập trung tài sản doanh nghiệp, chẳng hạn như Trang Facebook, tài khoản Instagram, tài khoản quảng cáo và danh mục sản phẩm trên công nghệ của Meta để mọi người có thể quản lý các tài sản này cùng nhau như một doanh nghiệp online thống nhất.
Tài khoản quảng cáo: Tài khoản dùng để quản lý quảng cáo trên công nghệ của Meta, hỗ trợ nhà quảng cáo tạo quảng cáo và chiến dịch quảng cáo, thanh toán cho quảng cáo, xem thông tin chi tiết và dữ liệu phân tích.
Trang: Sản phẩm hỗ trợ mọi người và doanh nghiệp tạo sự hiện diện trên Facebook và kết nối với cộng đồng Facebook. Để quảng cáo, mọi nhà quảng cáo đều phải tạo Trang Facebook.
Tài khoản người dùng: Tài khoản người dùng hoặc tài khoản cá nhân như tài khoản Facebook hay tài khoản Instagram là tài khoản của người cụ thể đang quảng cáo bằng tài khoản quảng cáo. Quá trình thực thi đối với tài khoản người dùng sẽ ảnh hưởng đến việc người đó có thể sử dụng tài sản doanh nghiệp hay không.
Khi hồ sơ doanh nghiệp, tài khoản quảng cáo, Trang hoặc tài khoản người dùng bị hạn chế, nhà quảng cáo sẽ không thể sử dụng các tài sản này để quảng cáo trên công nghệ của Meta. Ví dụ: nếu nhà quảng cáo có Trang bị hạn chế, họ không thể chạy quảng cáo liên kết với Trang đó. Lưu ý rằng nếu một tài khoản người dùng bị hạn chế quảng cáo bằng hồ sơ doanh nghiệp hoặc tài khoản quảng cáo, các thành viên khác của những tài khoản đó vẫn có thể quảng cáo.

Dưới đây là một số ví dụ phổ biến về vi phạm chính sách có thể dẫn đến hạn chế quảng cáo.

Nội dung vi phạm

Quảng cáo phải trải qua quy trình xét duyệt quảng cáo và tuân thủ Tiêu chuẩn quảng cáo của Meta (Facebook). Nếu phát hiện nhà quảng cáo chạy nội dung quảng cáo vi phạm nghiêm trọng hoặc nhiều lần vi phạm chính sách, Meta (Facebook) có thể áp dụng hạn chế quảng cáo đối với hồ sơ doanh nghiệp, tài khoản quảng cáo, Trang hoặc tài khoản người dùng của họ.

Lưu ý rằng quy trình xét duyệt quảng cáo có thể bao gồm cả đích đến của quảng cáo, chẳng hạn như trang đích.

Đọc chính sách về nội dung vi phạm.

Thực thi đối với hành vi né tránh

Bất kỳ hành vi nào nhằm né tránh quy trình xét duyệt của Meta (Facebook) hoặc các hành động thực thi khác đều không được phép. Nếu thấy nhà quảng cáo thực hiện hành vi này, Meta (Facebook) có thể áp dụng các hạn chế quảng cáo đối với hồ sơ doanh nghiệp, tài khoản quảng cáo, Trang hoặc tài khoản người dùng của họ.

Sau đây là ví dụ về hành vi né tránh quy trình xét duyệt của Meta (Facebook):

Tìm cách tạo tài khoản quảng cáo mới hoặc tài sản doanh nghiệp khác sau khi Meta (Facebook) vô hiệu hóa tài khoản hiện có do vi phạm chính sách.
Chạy cùng một quảng cáo vi phạm chính sách hoặc quảng cáo vi phạm chính sách tương tự trên nhiều tài sản doanh nghiệp.
Chạy quảng cáo không có mục tiêu kinh doanh rõ ràng trên nhiều tài sản doanh nghiệp.
Đôi khi các nhà quảng cáo sẽ chạy quảng cáo không có mục tiêu kinh doanh rõ ràng để né tránh quy trình xét duyệt quảng cáo và làm như thể đang tuân thủ chính sách. Ví dụ: Dưới đây là quảng cáo của một đơn vị không phải là doanh nghiệp chuyên về quản lý sự căng thẳng, huấn luyện cuộc sống hoặc thiền định.

Ví dụ về văn bản quảng cáo: “Hôm nay nhớ hít thở nhé.”

Mặc dù quảng cáo này không vi phạm bất kỳ chính sách nội dung cụ thể nào, nhưng lại không có mục tiêu kinh doanh rõ ràng và không có sự kết nối hiển hiện với hoạt động kinh doanh của Trang. Do đó, Meta (Facebook) có thể xem đây là hành vi đáng ngờ và nếu nhiều lần phát hiện hành vi này, Meta (Facebook) có thể áp dụng hạn chế quảng cáo.

Tính xác thực của tài khoản

Trách nhiệm giải trình và tính minh bạch về việc ai đang chạy quảng cáo là yếu tố quan trọng đối với tính toàn vẹn của hệ sinh thái quảng cáo của Meta (Facebook). Meta (Facebook) muốn góp phần xây dựng quan hệ kết nối xác thực giữa mọi người và doanh nghiệp. Nếu Meta (Facebook) phát hiện có tài khoản người dùng không xác thực thiết lập tài khoản quảng cáo, Trang hoặc Tài khoản kinh doanh để chạy quảng cáo, nhà quảng cáo tương ứng có thể bị hạn chế quảng cáo.

Sau đây là ví dụ về trường hợp vi phạm chính sách về Tính xác thực của tài khoản:

Sử dụng tài khoản người dùng không chân thực để thiết lập Trang, tài khoản quảng cáo hoặc hồ sơ doanh nghiệp nhằm chạy quảng cáo trên công nghệ của Meta.
Quản lý tài sản doanh nghiệp liên kết hoặc kết nối với tài khoản người dùng không chân thực, chẳng hạn như Tài khoản kinh doanh có nhiều tài khoản quảng cáo liên kết do người dùng giả thiết lập.

Mạng lưới hoặc sự liên kết vi phạm

Nhà quảng cáo không được quản lý tài sản doanh nghiệp kết nối với tài sản doanh nghiệp khác mang tính lạm dụng hoặc có hành vi tương tự tài sản doanh nghiệp đã bị Meta (Facebook) gỡ bỏ. Nếu thấy nhà quảng cáo thực hiện hành vi này, Meta (Facebook) có thể áp dụng các hạn chế quảng cáo đối với hồ sơ doanh nghiệp, tài khoản quảng cáo, Trang hoặc tài khoản người dùng của họ.

Biện pháp hạn chế quảng cáo đối với hoạt động bất thường

Khi nhận thấy hoạt động bất thường trong hồ sơ doanh nghiệp, tài khoản quảng cáo, Trang hoặc tài khoản người dùng của bạn, Meta (Facebook) có thể tạm thời hạn chế một số tính năng nhất định trong khi điều tra vấn đề. Những biện pháp hạn chế này có thể bao gồm việc giới hạn chi tiêu quảng cáo, thu hồi khả năng thêm quản trị viên, đối tác hay người dùng hoặc tạo tài khoản quảng cáo mới. Có thể có những hành động bạn cần thực hiện để thử giải quyết mọi hạn chế và bạn có thể xem lại những hành động đó trong Trang chủ hỗ trợ doanh nghiệp.

Cách kháng nghị việc hạn chế quảng cáo

Nếu cho rằng hồ sơ doanh nghiệp, tài khoản quảng cáo, Trang hoặc tài khoản người dùng của bạn bị hạn chế không thỏa đáng, bạn có thể yêu cầu xem xét lại quyết định này trong Trang chủ hỗ trợ doanh nghiệp.

Lưu ý rằng việc yêu cầu xem xét lại quyết định của Meta (Facebook) sẽ không làm ảnh hưởng đến vị thế của bạn với công ty Meta (Facebook) theo bất kỳ cách nào.

Tìm hiểu thêm

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Gọi điện ngay